Masayoshi Son: Doanh nhân vĩ đại có tầm nhìn xa trông rộng về công nghệ hay ‘tay chơi cờ bạc’ lão luyện ăn may?

Là một người luôn dám chấp nhận rủi ro, Masayoshi Son là câu chuyện kinh điển về sự sống còn và tái tạo liên tục của một doanh nhân.

  • 21-09-2024Trung Quốc khiến thế giới ngỡ ngàng khi xây cầu mỏng như giấy phất phơ giữa không trung, không trụ, không dây văng, xe tải 45 tấn vẫn di chuyển ‘ngon ơ’
  • 21-09-2024Huyền thoại Warren Buffett tiết lộ bí quyết để “đầu tư nhỏ lãi to”: Thực hiện đúng việc này thì mộng làm giàu thành công không xa vời
  • 21-09-2024Thị trường căn hộ chung cư tại quốc gia Đông Nam Á mất đà: 2 khách ngoại ‘sộp’ giảm mua mạnh, dân khó mua nhà giá rẻ dù cung dồi dào
TIN MỚI

Masayoshi Son: Doanh nhân vĩ đại có tầm nhìn xa trông rộng về công nghệ hay 'tay chơi cờ bạc' lão luyện ăn may?- Ảnh 1.

Vào buổi chiều muộn một ngày tháng 10/2023, khi mặt trời lặn trên Vịnh Tokyo, Masayoshi Son đang ngồi trong văn phòng riêng của mình tại trụ sở SoftBank. Với vóc dáng người nhỏ bé, hói đầu, mặc áo khoác và quần tây giản dị, Son kể cho phóng viên tờ Financial Times nghe về thời điểm tồi tệ nhất trong sự nghiệp của ông. Đó là một năm trước, khi ông tuyên bố sẽ biến mất khỏi tầm mắt của công chúng.

“Cuộc sống thật tồi tệ!” ông thốt lên, với một chút tự thương hại. “Bạn biết đấy, trong các cuộc họp qua Zoom, tôi thường thấy khuôn mặt của mình trên màn hình video và tôi ghét nhìn vào khuôn mặt của mình. Trông thật xấu xí. Tôi thì đang già đi và tôi đặt câu hỏi mình đã làm được gì? Tôi chưa làm được điều gì mà tôi có thể tự hào”.

Nhìn bề ngoài, đó là một lời thừa nhận đáng kinh ngạc. Son, khi đó 66 tuổi, được xếp hạng là một trong những nhà đầu tư nổi tiếng nhất thế giới. Ông đã đầu tư vào những gã khổng lồ như Yahoo và Alibaba trước khi chúng trở thành những cái tên quen thuộc.

Vào thời kỳ đỉnh cao của bong bóng dotcom vào đầu năm 2000, ông từng là người giàu nhất thế giới trong một thời gian ngắn. Khi bong bóng này vỡ, ông đã mất 97% tài sản của mình, trị giá khi ấy khoảng 70 tỷ USD.

Nhưng ông đã phục hồi mạnh mẽ, kiến tạo nên một doanh nghiệp băng thông rộng và điện thoại di động thành công tại Nhật Bản, được thúc đẩy bởi một thỏa thuận độc quyền phân phối iPhone của Apple. Sau đó, ông đã tiến vào Thung lũng Silicon với Quỹ SoftBank Vision trị giá 100 tỷ USD và cuối cùng đã thực hiện “cú trượt chân” lớn nhất trong lịch sử đầu tư. Và do đó, ông đã tạm thời biến mất.

Là một người luôn dám chấp nhận rủi ro, Son là câu chuyện kinh điển về sự sống còn và tái tạo liên tục của một doanh nhân. Nhưng Son có phải là một người có tầm nhìn xa trông rộng về công nghệ hay chỉ là một tay chơi cờ bạc lão luyện ăn may? Tại sao SoftBank, công ty mà ông thành lập vào năm 1981 với tư cách là một doanh nghiệp phân phối phần mềm tiên phong tại Nhật Bản, lại thường được mô tả là một ngôi nhà xây bằng những quân bài?

Để trả lời được những câu hỏi như vậy dĩ nhiên không hề dễ dàng. Trả lời những câu hỏi đó khó hơn tôi dự đoán.

Trên các phương tiện truyền thông phương Tây, Son thường được coi là một nhân vật hoạt hình. Ông đã so sánh mình với Yoda trong Star Wars; Napoleon và thậm chí Chúa Jesus Christ. Bị ám ảnh bởi tuổi thọ, ông đã nói với bạn bè rằng ông hy vọng sẽ sống qua 120 tuổi và SoftBank nên được xây dựng để tồn tại trong 300 năm.

Masayoshi Son: Doanh nhân vĩ đại có tầm nhìn xa trông rộng về công nghệ hay 'tay chơi cờ bạc' lão luyện ăn may?- Ảnh 2.

Sau bốn lần ngồi lại với Son, cũng như phỏng vấn hơn 150 người biết hoặc đã từng làm việc với ông, phóng viên Financial Times đã kết luận rằng còn có nhiều điều ẩn sâu bên trong con người người đàn ông này so với những gì chúng ta thấy.

Mặc dù Son không phát minh, kiểm soát hoặc sở hữu một công nghệ đột phá nào, nhưng ông là người trung gian nguyên mẫu. Ông đã cưỡi trên làn sóng công nghệ đã tạo ra sự giàu có vô kể và thâm nhập vào mọi ngóc ngách của xã hội chúng ta.

Sinh năm 1957 trong một gia đình nhập cư Hàn Quốc thế hệ thứ hai nghèo đói trên đảo Kyushu ở quần đảo phía tây Nhật Bản. Ngôi nhà của gia đình Son chỉ tương đương với một chuồng bò, một trong hàng chục ngôi nhà tạm bợ trên một lô đất chưa đăng ký gần ga xe lửa.

“Chúng tôi bắt đầu từ dưới đáy xã hội”, Son nói.

Ở tuổi 16, Son tuyên bố muốn học tiếng Anh và du học tại Mỹ. Gia đình rất thất vọng, nhưng sớm nhượng bộ. Sáu năm của Son ở California, bao gồm ba năm là sinh viên tại Đại học California tại Berkeley, là một trải nghiệm thay đổi cuộc đời.

Ông đã tận mắt chứng kiến cuộc cách mạng máy tính, đã đọc về Bill Gates của Microsoft và Steve Jobs của Apple. Ông cũng đã kiếm được khối tài sản đầu tiên của mình, phát triển một bộ tổng hợp giọng nói bỏ túi với sự giúp đỡ của một nhóm kỹ sư UC Berkeley do Giáo sư Forrest Mozer, một nhà vật lý hạt nhân, đứng đầu.

Tôi đã tìm thấy Giáo sư Mozer, khi đó đã 92 tuổi, trong một chuyến thăm Berkeley vào tháng 10/2021. Ông mô tả Son là một sinh viên khiêm tốn với ít kiến thức chuyên môn nhưng là một doanh nhân có chữ B viết hoa. “Một ngày nào đó anh chàng đó sẽ sở hữu Nhật Bản”, ông nói với vợ mình.

Sau đó, Mozer tuyên bố rằng Son đã lén lút ký hợp đồng với các công ty Nhật Bản để bán vi mạch của Mỹ (dành cho máy dịch giọng nói) không tồn tại và với mức giá do chính ông phát minh ra. Ông cho biết ông không được thông báo rằng Son sẽ kiếm được gần 1 triệu USD tiền phí. “Tôi là đối tác kinh doanh đầu tiên của ông ấy”, Mozer nói, “và trong giao dịch kinh doanh đầu tiên của mình, ông ấy đã nói dối và lừa đảo tôi”.

Khi bị thẩm vấn, Son đã bác bỏ điều đó và khẳng định rằng ông đã sai lầm khi cho rằng mình được phép làm những gì mình đã làm. (Bản thân Mozer thừa nhận rằng không có hợp đồng bằng văn bản nào giữa hai bên, chỉ là thỏa thuận của một quý ông).

Son đã làm sáng tỏ các giao dịch của Nhật Bản và thề sẽ cẩn thận hơn trong tương lai. Có lẽ vụ việc này đánh dấu “tội lỗi ban đầu” của Son, một lối tắt trên con đường lên đỉnh cao mà nhiều doanh nhân sẽ nhận ra. Sau chuyến lưu trú tại California, Son trở về quê hương.

Vào năm 1980, Nhật Bản dường như được định sẵn là cường quốc kinh tế số một thế giới. Son được định vị hoàn hảo để đóng vai trò là cửa ngõ cho các doanh nghiệp công nghệ Mỹ tìm cách thâm nhập thị trường Nhật Bản.

Sau khi phân phối phần mềm, Son chuyển hướng sang đầu tư vào các doanh nghiệp liên quan đến internet, đặt hai khoản cược ngoạn mục: Vào Yahoo, giúp ông thu về lợi nhuận gấp sáu lần (3,5 tỷ USD) và vào Alibaba, giúp ông thu về lợi nhuận gấp 1.310 lần (97 tỷ USD). Trong khi xây dựng một chi nhánh thành công tại Nhật Bản, Yahoo Japan, ông chưa bao giờ rời mắt khỏi thị trường Mỹ.

Vào giữa những năm 1990, ông đã mua lại Comdex có trụ sở tại Las Vegas, khi đó là hội chợ thương mại công nghệ số một, đế chế xuất bản máy tính Ziff Davis và một loạt các bất động sản dotcom. Năm 2013, ông đã tiến xa hơn nữa và mua Sprint, nhà điều hành viễn thông thua lỗ của Mỹ. Và cuối cùng, ông đã thực hiện một vụ sáp nhập với T-Mobile tạo ra “lực lượng thứ ba” cùng với Verizon và AT&T.

Trong suốt thời gian đó, SoftBank đã tận dụng lợi thế của gần ba thập kỷ lãi suất gần bằng không tại Nhật Bản. Son đã vay nợ giá rẻ để trả mức giá hào phóng cho các tài sản của Mỹ, huy động hàng tỷ USD trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

“Bạn không hiểu đâu”, ông đã từng nói với một đồng nghiệp đang lo lắng, “ở Nhật Bản, tiền là miễn phí”. Khi đánh giá thành tích của Son, điều quan trọng là phải phân biệt giữa SoftBank Corp, công ty niêm yết chịu trách nhiệm về các công ty hoạt động và SoftBank Group, công ty mẹ của tập đoàn được niêm yết công khai và là nhà đầu tư lớn.

Masayoshi Son: Doanh nhân vĩ đại có tầm nhìn xa trông rộng về công nghệ hay 'tay chơi cờ bạc' lão luyện ăn may?- Ảnh 3.

Các doanh nghiệp như Yahoo Japan và SoftBank Mobile đã chứng minh được sự thành công và lợi nhuận cao. Việc mua lại Sprint, ban đầu là một sự thất bại, đã chứng minh là một chiến thắng sau khi sáp nhập T-Mobile. Nhưng Son luôn quan tâm đến tăng trưởng hơn là lợi nhuận.

SoftBank Group từ lâu đã có đòn bẩy tài chính cao, nghĩa là công ty có rất nhiều nợ trong cơ cấu vốn của mình. Đôi khi, công ty được xếp hạng là một trong 10 công ty nợ nhiều nhất thế giới.

Son là một cổ đông lớn và là một người đi vay lớn, sử dụng cổ phiếu SoftBank của mình làm tài sản thế chấp. Rủi ro đã được tích hợp sẵn. Giả sử cổ phiếu SoftBank giảm mạnh, làm giảm giá trị tài sản thế chấp, như đã xảy ra nhiều lần trong hành trình đầy biến động của Son. Khi đó, các ngân hàng hoảng loạn có thể yêu cầu trả lại các khoản vay, làm mất ổn định toàn bộ cơ cấu công ty.

Son tỏ ra khó chịu khi bị thách thức, nhấn mạnh rằng với tư cách là một nhà đồng đầu tư, ông có “lợi ích trong trò chơi” và do đó có động lực để đầu tư có trách nhiệm. Tuy nhiên, một số cộng sự tin rằng người sáng lập SoftBank “nghiện” đòn bẩy. Họ nói với rằng ông đã bị cuốn hút sau khi đấu thầu 20 tỷ USD vào năm 2006 để mua Vodafone Japan, thương vụ mua lại đòn bẩy lớn nhất ở châu Á vào thời điểm đó.

Ông đã thành công nhờ một phù thủy tài chính tên là Rajeev Misra, một cựu giao dịch viên nợ của Deutsche Bank, người có phần thưởng là được giao phụ trách Quỹ SoftBank Vision trị giá 100 tỷ USD vào năm 2017.

Misra là một trong số nhiều giám đốc điều hành tài năng được đào tạo như những nhà toán học, những người đã áp dụng các kỹ năng kỹ thuật của mình vào tài chính thay vì học thuật. Theo thời gian, họ đã cho SoftBank một tính cách hám lợi, khơi dậy sự thèm khát làm ăn của ông chủ.

(Còn tiếp)

Theo: Financial Times

Contact Me on Zalo