Việt Nam không bán phá giá sản phẩm cá tra tại Mỹ

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) xác định nhiều nhà xuất khẩu mặt hàng cá tra – basa phi lê đông lạnh từ Việt Nam không có hành vi bán phá giá sản phẩm vào thị trường Mỹ.

  • 20-09-2024‘Sản vật trời ban’ cho Đông Nam Á đưa Việt Nam và Thái Lan bước vào cuộc đua không hồi kết: Người Trung Quốc mê không lối thoát, có thời điểm cả thế giới chỉ duy nhất nước ta có hàng
  • 19-09-2024Trồng loại cây lấy củ ‘tỷ đô’, Việt Nam vươn lên trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, nước ta có sản lượng 10 triệu tấn mỗi năm
  • 18-09-2024‘Mỏ vàng’ đưa Việt Nam trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản đua nhau chốt đơn, nước ta sở hữu công nghệ đẳng cấp nhất thế giới
TIN MỚI

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) thông tin, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng công báo kết quả sơ bộ cho đợt rà soát lần thứ 20 (POR 20) thuế chống bán phá giá với mặt hàng cá tra – basa phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong giai đoạn từ 1/8/2022 đến 31/7/2023.

Trong đợt rà soát này, có 8 doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có liên quan. Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã lựa chọn 2 doanh nghiệp làm bị đơn bắt buộc.

Tại kết luận sơ bộ, Cục Phòng vệ thương mại cho hay, 2 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc nhận mức thuế chống bán phá giá là 0 USD/kg; 6 doanh nghiệp còn lại đều đủ điều kiện được nhận mức thuế riêng rẽ ở mức 0 USD/kg. Do nguyên đơn đã rút yêu cầu rà soát lại mức thuế toàn quốc, nên mức này được giữ nguyên 2,39 USD/kg.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, do Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường nên Bộ Thương mại Hoa Kỳ sử dụng các giá trị thay thế của quốc gia thứ ba để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam.

Việt Nam không bán phá giá sản phẩm cá tra tại Mỹ- Ảnh 1.

Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố Việt Nam không bán phá giá sản phẩm cá tra. Ảnh minh họa: TTXVN

Đợt rà soát này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ lựa chọn Indonesia là quốc gia thay thế để tính biên độ phá giá do DOC cho rằng: Indonesia có trình độ phát triển kinh tế tương đồng với Việt Nam; Indonesia có các nhà sản xuất lớn cá tra-basa tương tự với Việt Nam trong giai đoạn rà soát; số liệu thay thế của Indonesia đáng tin cậy giúp Bộ Thương mại Hoa Kỳ đánh giá các yếu tố sản xuất của Việt Nam.

Cục Phòng vệ thương mai đánh giá, kết quả sơ bộ trên khá tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra – basa của Việt Nam khi cả 8 công ty trong cuộc rà soát đều nhận mức thuế 0/ USDkg. Theo đó, mức thuế trên đã giảm so với mức thuế chính thức của cuộc rà soát POR19 trước đó là từ 0 USD/kg đến 0,18 USD/kg. Dự kiến, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ ban hành Kết luận cuối cùng của đợt rà soát này trong vòng 120 ngày kể từ ngày ban hành Kết luận sơ bộ.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng đã ra thông báo cho phép các bên gửi yêu cầu rà soát thuế chống bán phá giá cho đợt rà soát tiếp theo (POR21) cho giai đoạn từ 1/8/2023-31/7/2024. Đến nay, một số doanh nghiệp Việt Nam và nguyên đơn Hoa Kỳ đã gửi yêu cầu rà soát. Dự kiến, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ xem xét khởi xướng cuộc rà soát hành chính tiếp theo vào khoảng tháng 10/2024.

Theo số liệu do Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay ước tính đạt 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

VASEP cho biết Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất sản phẩm cá tra từ Việt Nam. Trong tháng Tám vừa qua, thị trường này đã nhập khẩu hơn 35 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ trong 8 tháng đầu năm nay đạt 226 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Contact Me on Zalo