Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói với các tỷ phú từ Vingroup, Thaco: DN lớn cần tiên phong trong việc lớn, việc khó, tạo dư địa phát triển cho các DN nhỏ và vừa

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói với các tỷ phú từ Vingroup, Thaco: DN lớn cần tiên phong trong việc lớn, việc khó, tạo dư địa phát triển cho các DN nhỏ và vừa- Ảnh 1.

“Chúng tôi tin rằng đã đến lúc đặt lên vai doanh nghiệp lớn những sứ mệnh lớn lao hơn”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chia sẻ tại “hội nghị Diên Hồng”, sự kiện mà Thủ tướng và các doanh nghiệp bàn về những vấn đề lớn của đất nước.

  • 21-09-2024Lãnh đạo Masan hiến kế với Thủ tướng: Hút vốn dài hạn chi phí thấp từ NĐT nước ngoài và thúc đẩy thị trường vốn ngoài ngân hàng
  • 21-09-2024Lần đầu tiên Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp tư nhân lớn

TIN MỚI

    Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói với các tỷ phú từ Vingroup, Thaco: DN lớn cần tiên phong trong việc lớn, việc khó, tạo dư địa phát triển cho các DN nhỏ và vừa- Ảnh 1.

    Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

    Cùng tham dự hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các doanh nghiệp: Vingroup, Hòa Phát, Thaco, KN Holdings, Sun, T&T, Geleximco, Minh Phú, Masan, Sovico, TH, Cơ điện lạnh (REE).

    Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, từ đầu nhiệm kỳ tới nay Chính phủ đã có nhiều cuộc làm việc với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, đây là cuộc làm việc đầu tiên theo chuyên đề được tổ chức và các cơ quan sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu tổ chức các hội nghị chuyên đề tiếp theo.

    Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết đến cuối năm 2023, tổng tài sản của các doanh nghiệp tư nhân lớn tham dự hội nghị hôm nay đạt khoảng 70 tỷ USD. Việc huy động được khối tài sản này, cùng với công nghệ, kiến thức, trình độ quản trị, nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp bổ sung một nguồn lực lớn cho nền kinh tế, góp phần đảm bảo tính tự chủ của kinh tế đất nước.

    “Vì vậy, hội nghị hôm nay giống như Hội nghị Diên Hồng đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân để Chính phủ và các doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, bàn về những vấn đề lớn của đất nước, trong đó có vai trò của các doanh nghiệp lớn”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

    Bộ trưởng Dũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp lớn thực hiện được vai trò tiên phong, dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt, làm chủ chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.

    Bộ trưởng đề nghị các doanh nghiệp lớn cần chủ động đi đầu, tiên phong trong những việc lớn, việc khó, việc mới, giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia để tạo lực cho phát triển kinh tế, tạo dư địa phát triển cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở những lĩnh vực khác.

    “Với tiềm lực tài chính, năng lực nghiên cứu và phát triển, nguồn nhân lực chất lượng cao, bề dày kinh nghiệm và thương hiệu lâu đời, chúng tôi tin rằng đã đến lúc đặt lên vai doanh nghiệp lớn những sứ mệnh lớn lao hơn”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.

    Bên cạnh hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu đem lại doanh thu lợi nhuận, người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư mong muốn các doanh nghiệp lớn cần tham gia cùng với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn đầu tư vào các lĩnh vực mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch theo xu hướng phát triển xanh, tuần hoàn, bền vững như xe điện, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo AI, nông nghiệp chất lượng cao và phát thải thấp.

    Đồng thời, tham gia vào các dự án lớn của đất nước như đường sắt cao tốc Bắc-Nam, đường sắt đô thị, Đường cao tốc Vientiane – Hà Nội, Đường sắt Vientiane – Vũng Áng, năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi…

    Song song với đó, các doanh nghiệp lớn cần phát huy vai trò tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, ứng dụng và làm chủ khoa học công nghệ trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4; tiên phong trong hội nhập quốc tế, đầu tư ra nước ngoài hiệu quả; tiên phong khai thác hiệu quả các nguồn lực của đất nước; tiên phong trong nghiên cứu, thực hiện chính sách đột phá phát triển kinh tế-xã hội đi đôi với làm tốt an sinh xã hội; tiên phong trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, quản trị thông minh trong phát triển doanh nghiệp.

    Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn cần phát huy vai trò “doanh nghiệp dẫn đầu”, chuyển giao công nghệ, chủ động liên doanh, liên kết, định hướng, dẫn dắt, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia làm nhà thầu phụ cùng phát triển theo chuỗi giá trị.

    “Tôi rất hy vọng các doanh nghiệp tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc, truyền thống lịch sử, sức mạnh nội sinh, tự lực, tự cường; chủ động nắm bắt thời cơ, có phương án thích ứng với những biến động trong tương lai; đón đầu các xu hướng kinh doanh mới; đổi mới mô hình hướng tới kinh doanh xanh và bền vững; chú trọng nâng cao giá trị thương hiệu, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp; xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế”, Bộ trưởng nói.

    Contact Me on Zalo